Top 9 Cách Đối Phó Với Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 Mà Cha Mẹ Nào Cũng Nên Biết

khủng khoảng tuổi lên 3

Khủng hoảng tuổi lên 3 khiến cho nhiều bậc cha mẹ bối rối. Và họ cảm thấy con mình khó hiểu hơn bao giờ hết. Vậy hãy cùng Sức Khỏe Sắc Đẹp tìm hiểu các cách đối mặt với vấn đề này nhé!

Như thế nào là khủng hoảng tuổi lên 3?

Khi có con, chắc hẳn các bạn ít nhiều cũng có nghe đến khủng hoảng tuổi lên 3. Vậy khủng hoảng tuổi lên 3 là gì? Khi các bé yêu nhà bạn đạt cột mốc 3 tuổi thì các bé dần có những sự thay đổi. Và các bố mẹ hầu hết đều rất ngạc nhiên về sự thay đổi này của con mình. Các bé trở nên dễ cáu gắt hơn, có vẻ không hài lòng với bất cứ điều gì. 

Đó chính là những dấu hiệu cơ bản nhất cho thấy con đang ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3. Đây được xem là một hiện tượng tự nhiên trong sự phát triển tâm trí của trẻ. Tình trạng này thường kéo dài từ nửa sau 3 tuổi đến 4 tuổi. Và chúng thường có mức độ và cường độ khác nhau xảy ra ở mỗi trẻ. 

>>>Xem thêm: Top 5 Món Ăn Ngon Mỗi Ngày Dành Cho Gia Đình Nhỏ

Dấu hiệu của khủng hoảng tuổi lên 3

Các dấu hiệu phổ biến cho thấy trẻ đang ở thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3:

  • Trẻ muốn được tự làm mọi việc
  • Thường có những phản ứng tiêu cực với tất cả mọi thứ
  • Trẻ có biểu hiện ngang ngược một cách vô lý
  • Thường không nghe theo những điều mà bố mẹ hay người lớn hướng dẫn
  • Thay đổi sở thích, không còn hứng thú với những gì yêu thích trước kia
  • Thường hay cãi lời của người lớn bằng hành động hoặc lời nói
  • Thường hay khăng khăng đòi mãi một thứ mặc dù không thực sự thích nó

khủng hoảng tuổi lên 3

9 Cách đối phó với tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3

Phải làm thế nào khi trẻ khủng hoảng tuổi lên 3? Các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số cách đối mặt với vấn đề này theo các gợi ý sau:

  • Hạn chế la hét, quát mắng con

Khi trẻ không nghe lời, người lớn và các bậc cha mẹ thường hay la hét. Mục đích của việc này là muốn làm cho trẻ sợ và trở nên ngoan ngoãn, nghe lời người lớn hơn. Thế nhưng, đây lại là hành động gây ra nhiều tác động tiêu cực. Đặc biệt ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhiều hơn.

Do đó, thay vì lớn tiếng rầy la bé, các bố mẹ hãy cố gắng kiềm chế. Và cố gắng đưa ra những hình thức cảnh cáo nhẹ nhàng. Vì việc la mắng rất không tốt và có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí não của trẻ.

  • Hãy học cách lắng nghe

Cũng như người lớn, trẻ cũng sẽ rất vui khi người lớn luôn lắng nghe những gì mà trẻ muốn bày tỏ. Thậm chí trẻ còn rất nhạy cảm. Vì bé có thể phân biệt được khi nào bố mẹ thật sự lắng nghe và khi nào bố mẹ chỉ trả lời qua loa.

Chính vì vậy, trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3. Các bậc cha mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến con của mình. Khi trò chuyện với bé, bạn có thể hỏi lại để trẻ biết rằng bạn cũng đang thật sự quan tâm đến những gì bé nói.

  • Kiên nhẫn giải thích 

Khi lên 3, đây cũng là lúc trẻ bắt đầu muốn khám phá, tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình. Bạn có thể thấy trẻ bắt đầu nghịch ngợm và luôn đặt hàng ngàn câu hỏi vì sao dành cho bố mẹ. 

Và lúc này, trẻ cũng chưa thể hiểu được lý do vì sao bố mẹ hay ngăn cấm mình không được làm cái này, không được làm cái kia. Vì bé vẫn chưa nhận thức được sự nguy hiểm từ những trò nghịch ngợm của bé.

Chính vì vậy mà bố mẹ nên kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu vì sao bé không được làm những hành động đó. Bằng cách nhẹ nhàng giải thích, trẻ sẽ hợp tác với bố mẹ dễ dàng hơn.

  • Đưa ra gợi ý cho con lựa chọn

Các bố mẹ có nhận thấy rằng, khi trẻ mè nheo, vòi vĩnh một thứ gì đó thì bố mẹ thường hay chiều theo ý bé. Và nhiều lần lặp lại như vậy thì sẽ hình thành thói quen cho trẻ. Và bé sẽ dùng mọi cách để có được thứ mình muốn kể cả ăn vạ, la hét. 

Và lúc này, các bố mẹ cần phải có giải pháp khác cứng rắn hơn để đối mặt. Khi con muốn có đồ chơi, bạn hãy đưa ra giới hạn chỉ được chọn 2-3 món. Nếu trẻ muốn nhiều hơn thì hãy kiên quyết nói không. 

Cũng như trong việc lựa chọn quần áo. Hãy để cho trẻ tự do lựa chọn kiểu dáng và màu sắc mà trẻ thích. Điều này giúp trẻ có thể cảm nhận được quyền làm chủ và hạn chế sự vòi vĩnh diễn ra. 

  • Dành nhiều sự quan tâm đến con

giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ, trẻ có thể làm mọi cách để thu hút sự chú ý của người lớn. Mặc dù chúng ta còn phải giải quyết nhiều công việc khác. Nhưng hãy dành ra một ít phút để trò chuyện với bé xem bé có cần uống nước, hay ăn thứ gì đó. 

Và sau đó bạn có thể quay trở lại với công việc. Điều này sẽ khiến cho trẻ cảm nhận được sự quan tâm. Và dừng lại những hành động không đúng mực gây phiền nhiễu đến bạn.

  • Hãy ôm con nhiều nhất có thể

Ở độ tuổi lên 3, trẻ rất cần những sự yêu thương và quan tâm từ cha mẹ và người lớn. Chính vì vậy hãy đừng ngần ngại thể hiện tình yêu của bạn với trẻ. Những hành động như ôm chặt con, âu yếm sẽ khiến cho bé cảm nhận được sự yêu thương. Và cũng đừng ngần ngại nói “Bố mẹ yêu con” cho dù con có phạm lỗi đi chăng nữa, bạn nhé!

khủng hoảng tuổi lên 3

>>> Xem thêm: Uống Trà Tắc Mật Ong Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe

  • Dạy con phải vâng lời

Chẳng ai sinh ra là đã ngoan ngoãn mà không cần có sự dạy dỗ. Khủng hoảng tuổi lên 3 sẽ khiến trẻ luôn muốn chứng tỏ bản thân mình. Dẫn đến tình trạng trẻ không nghe lời dạy dỗ của bố mẹ. 

Và bí quyết để dạy con nghe lời mình là làm cho bé cảm thấy tự hào khi được người khác khen ngợi. Bạn có thể yêu cầu bé thực hiện một việc đơn giản nào đó rồi khen ngợi bé khi bé hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Khen ngợi đúng cách, đúng thời điểm sẽ khiến bé tự tin hơn. Và tạo động lực để trẻ cố gắng hoàn thiện bản thân mình.

  • Áp dụng hình phạt time – out

Thay vì quát mắng thì bạn hãy thử tìm kiếm và áp dụng các biện pháp kỷ luật khác. Các biện pháp kỷ luật mà không cần đòn roi sẽ giúp cho con nhận thức được lối sống đúng mực. Và đồng thời giúp cho con và cả bố mẹ được bình tĩnh hơn.

Trong đó, time – out là một hình phạt được khá nhiều bố mẹ áp dụng. Khi trẻ khóc lóc và la hét, bạn hãy bế trẻ đi đến nơi yên tĩnh trong nhà. Và hãy quy định với trẻ là trẻ chỉ có 10 – 15 phút để trẻ bình tĩnh trở lại. 

Và trẻ sẽ không được phép ra ngoài nếu vẫn tiếp tục quấy khóc và la hét. Điều này sẽ giúp cho trẻ được bình tĩnh hơn.

  • Hãy là tấm gương cho con

Khi lên 3, khả năng quan sát và nhận thức của trẻ cũng ở một tầm cao mới. Mọi hành động, thái độ của bạn đếu được trẻ quan sát và bắt chước theo. Do đó, bạn hãy cố gắng hết sức để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Hãy cố gắng hoàn thiện bản thân để trở thành một hình mẫu tốt cho con của mình.

Vừa rồi Sức Khỏe Sức Đẹp đã chia sẻ đến với các bạn 10 cách đối phó với khủng hoảng tuổi lên 3. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bố mẹ trong việc nuôi dạy con cái nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *