Tìm Hiểu Về Thủ Thuật Chọc Hút Dịch Khớp Gối

chọc hút dịch khớp gối

Bạn đang gặp phải bệnh lý tràn dịch khớp gối. Bạn đã uống thuốc giảm đau nhiều lần nhưng vẫn không khuyên giảm mà còn nặng thêm. Bạn được bác sĩ chỉ định thủ thuật chọc hút dịch khớp gối. Vậy bạn đã hiểu rõ phương pháp này chưa? Hãy cùng Sức khỏe sắc đẹp theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Chọc hút dịch khớp gối là gì?

Chọc hút dịch khớp gối là thủ thuật hút bớt lượng dịch khớp dư thừa có bên trong khớp gối bằng kim nhỏ. Với mục đích cải thiện tình trạng gia tăng dịch khớp gối một cách bất thường và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan tới khớp gối.

thủ thuật chọc hút dịch khớp gối

Có nên chọc hút dịch khớp gối?

Thủ thuật chọc hút dịch khớp gối được đánh giá là phương pháp điều trị khá hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị này. Dựa vào kết quả chẩn đoán tình trạng sức khỏe, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định khớp gối có nên chọc hút dịch hay không. Hoặc bệnh nhân đã áp dụng điều trị bằng các phương pháp khác nhưng kết quả không như mong đợi. Ngoài ra, một số trường hợp có thể thực hiện thủ thuật này:

Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến viêm màng hoạt dịch như: viêm dịch khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính…

Tràn dịch khớp gối.

Tràn dịch khớp gối chu kỳ.

Viêm màng hoạt dịch khớp gối chưa rõ nguyên nhân.

Viêm màng hoạt dịch khớp gối có nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, lao.

Viêm màng hoạt dịch ở khớp nhưng không tìm ra nguyên nhân hoặc do vi khuẩn gây ra.

Chấn thương khớp gối gây tổn thương xương.

Theo các chuyên gia, phương pháp chọc hút dịch khớp gối giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng đau nhức và sưng viêm. Đồng thời, thủ thuật này còn giúp ngăn ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, chọc hút dịch khớp gối phải được chỉ định từ bác sĩ và phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên khoa xương khớp giàu kinh nghiệm. Nếu có bất kỳ sai sót nào trong quá trình thực hiện sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng như: nhiễm trùng, biến dạng khớp gối, mất khả năng vận động, bại liệt…

>>> Có thể bạn quan tâm: Tràn dịch khớp gối có nên chườm đá 

Ưu và nhược điểm của chọc hút dịch khớp gối

Ưu điểm

Phương pháp này khá an toàn. Đặc biệt, rất ít trường hợp gây phản ứng viêm tại chỗ. Những phản ứng viêm sẽ biến mất nhanh chóng sau 2 – 3 ngày.

Thủ thuật này có tác dụng giảm đau khá tốt

Nhược điểm

Chỉ áp dụng được cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn từ trung bình tới nặng.

phương pháp chọc hút dịch khớp gối

Đối tượng không nên chọc hút dịch khớp gối

Đối tượng mắc bệnh lý về viêm khớp dưới đây thì không được áp dụng thủ thuật chọc hút dịch khớp gối:

Người đang tiến hành điều trị bằng thuốc có chứa thành phần chống đông máu.

Bệnh nhân bị trầy xước da ở vùng da chọc hút dịch khớp gối.

Người bị máu khó đông, máu hiếm, không có máu dự phòng để truyền sẵn

Bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn.

chọc hút dịch khớp gối

Một số lưu ý khi sử dụng thủ thuật chọc hút dịch khớp gối

Bạn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối không tự ý chọc hút dịch, nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao làm cho tình trạng bệnh lý xấu đi. Thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.

Quy trình chọc hút dịch khớp gối

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

01 Bác sỹ: là các bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp tại các bệnh viện tuyến Trung ương/ Tỉnh/ Thành phố đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp.

01 Điều dưỡng phụ: là điều dưỡng đã được đào tạo, cấp chứng chỉ.

Phương tiện

Kim chọc hút (18Gauche, 20Gauche, 23 Gauche, dài 4-8cm, bơm tiêm 10ml, 20 ml.

Bông, cồn iod sát trùng, panh, băng dính vô khuẩn.

Thuốc gây tê Lidocain 2%.

Lam kính, ống nghiệm vô khuẩn, ống nghiệm có Heparin chống đông – Hộp dụng cụ chống sốc.

Gối kê khoeo chân để chân gấp nhẹ 150.

Chuẩn bị bệnh nhân

Người bệnh được giải thích trước về thủ thuật nhằm hợp tác với bác sỹ.

Bệnh án hoặc các tài liệu (ơn, xét nghiệm, X quang…) để thầy thuốc kiểm tra (nếu cần thiết) trước khi thực hiện thủ thuật (chú ý xét nghiệm đông máu cơ bản, chỉ định, bệnh kết hợp…).

Các bước tiến hành chọc hút dịch khớp gối

Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định.

Kiểm tra hồ sơ bệnh án, đơn hoặc phiếu chỉ định thủ thuật về chỉ định, chống chỉ định

Hướng dẫn tư thế bệnh nhân và xác định các mốc giải phẫu:

+ Hút dịch khớp gối vị trí túi cùng trên ngoài: Bệnh nhân nằm ngửa, gối hơi gấp 15 độ bằng gối kê dưới khoeo chân. Xác định điểm đặt kim là vị trí trên ngoài, chỗ hõm giữa bờ trên ngoài xương bánh chè và bờ ngoài gân cơ tứ đầu đùi, hướng kim chếch vào trong và xung dưới gầm xương bánh chè hoặc vị trí cạnh bên khe khớp giữa xương bánh chè và đầu dưới xương đùi.

Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn.

Sát khuẩn rộng vùng có chỉ định chọc hút dịch.

Gây tê dưới da vị trí đặt kim.

Đưa kim vào vị trí đã xác định, hướng kim vuông góc với mặt da vừa đưa kim vừa hút chân không cho tới khi thấy dịch, hút nhẹ nhàng và từ từ.

Khi lấy được dịch khớp: cần đánh giá ại thể dịch khớp (số lượng, màu sắc, độ nhớt, độ trong ), hoặc cần làm xét nghiệm nếu có chỉ định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *