Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? Ý Nghĩa Và Các Đối Tượng Thuộc Tài Sản Sở Hữu Trí Tuệ

Sở hữu trí tuệ là gì? Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với cá nhân, doanh nghiệp và đất nước như thế nào? Hãy cùng với Sức Khỏe Sắc Đẹp tìm hiểu về quyền này ngay dưới đây nhé!

Sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ hay tài sản sở hữu trí tuệ là những sản phẩm sáng tạo của trí tuệ con người. Những tài sản trí tuệ đó có thể là âm nhạc, phần mềm máy tính, bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với những sản phẩm sáng tạo. Trong đó có hai quyền phổ biến nhất là quyền tài sản và quyền nhân thân. 

Quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong nhiều hệ thống văn bản khác nhau trong đó có hệ thống pháp luật quốc tế và hệ thống pháp luật trong nước của từng quốc gia. Tổ chức thương mại thế giới WTO có 01 hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, là một thỏa thuận pháp lí quốc tế giữa tất cả các quốc gia là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) – đó là Hiệp định Trips. Hiệp định này quy định những tiêu chuẩn tối thiểu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt quyền đó.

sở hữu trí tuệ là gì

Ý nghĩa của quyền sở hữu trí tuệ

Bản chất của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là khuyến khích việc tạo ra nhiều hàng hoá trí tuệ hơn. Bằng cách trao quyền sở hữu đối với thông tin và tài sản trí tuệ cho người tạo ra chúng. Từ đó tạo động lực kinh tế từ sự sáng tạo, giúp họ đạt được hưởng lợi và giúp bảo vệ ý tưởng khỏi trộm cắp, sao chép.

Tuy nhiên, quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ luôn có thời hạn trong khoảng thời gian nhất định theo từng loại tài sản sở hữu trí tuệ. Khi hết thời hạn thì tài sản này trở thành tài sản chung và mọi người đều có thể tự do sử dụng.

Các đối tượng thuộc tài sản sở hữu trí tuệ

Tài sản sở hữu trí tuệ có rất nhiều nhưng phổ biến nhất là quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Bằng sáng chế là một cơ sở chứng minh quyền dành cho nhà sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế được cấp bởi một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định. Quyền này không cho người khác sử dụng, chào bán, phân phối sáng chế trong thời gian quy định. Đổi lại, nội dung của bằng sáng chế được công bố rộng rãi. Để được cấp bằng sáng chế thì cần chỉ rõ tính mới, tính sáng tạo so với các giải pháp đã có và khả năng áp dụng công nghiệp.

Tại việt Nam bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực kể từ khi được cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn.

Ví dụ về sở hữu trí tuệ bằng sáng chế: Edison sáng chế ra bóng đèn, máy ghi âm; E.Rubik sáng chế ra khối vuông 6 mặt.

sở hữu trí tuệ là gì

Quyền tác giả

Mỗi tác giả khi sáng tạo ra tác phẩm của mình sẽ được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phư­ơng tiện hay hình thức nào.

  1. Quyền nhân thân: “Đặt tên chotác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.” được bảo hộ vô thời hạn.
  2. Quyền công bố và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ như sau:
  • Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
  • Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;
  • Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

Tác phẩm không thuộc loại hình nêu trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

Chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Tên gọi xuất xứ là một loại chỉ dẫn địa lý dùng để chỉ các sản phẩm chất lượng gắn với môi trường xuất xứ đó.

Chỉ dẫn địa lý có thể là sản phẩm chế biến từ thiên nhiên (nông sản, hải sản,…) cũng có thể là sản phẩm do con người tạo ra tại địa phương đó và tạo ra uy tín, danh tiếng của sản phẩm mang tên địa danh đó.

Ví dụ về sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý: Nước mắm Phú Quốc là một chỉ dẫn địa lý.

Kiểu dáng công nghiệp 

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Ví dụ về sở hữu trí tuệ kiểu dáng công nghiệp: Hình dáng bao bì sản phẩm,…

sở hữu trí tuệ là gì

Nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu, Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Ví dụ về nhãn hiệu: Cafe Trung Nguyên, Higland coffee…

Bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Ví dụ công thức tạo nước giải khát của Coca-Cola là bí mật thương hiệu.

Tên thương mại

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Ví dụ về tên thương mại: Công ty cổ phần sữa Việt Nam

Thiết kế bố trí

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về sở hữu trí tuệ là gì? Cũng như các đối tượng và tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ Sức Khỏe Sắc Đẹp chia sẻ đến các bạn.

Nguồn: https://luatnguyenhuong.vn/so-huu-tri-tue-la-gi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *