Bu Lông Nở Inox Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Bulong Nở Inox

bu lông nở inox

Bu lông nở inox được biết đến là một trong những chi tiết có vai trò rất quan trọng trong gia công cơ khí hay thi công xây dựng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về loại bu lông nở inox này. Hãy cùng Sức Khỏe Sắc Đẹp tìm hiểu bulong nở inox là gì qua bài viết sau đây.

Bu lông nở inox là gì?

Bu lông nở inox (tắc kê nở inox) là bu lông nở được làm từ inox có bộ phận giãn nở (áo nở) có công dụng liên kết một kết cấu với một khối bê tông. 

Bu lông nở inox có cấu tạo gồm: 1 áo nở, 1 bulong, 1 long đền vênh, 1 long đền phẳng, 1 long đền vênh, 1-2 đai ốc hay còn gọi là ê cu.

Ví dụ: bu lông nở inox M16

  • Thân bu lông nở inox là một thanh thép inox không gỉ, có hình trụ tròn, tiện ren 1 phần, tiêu chuẩn ren hệ mét, bu lông nở inox M16 x 120 thì bước ren P=2mm. Phần đầu còn lại có hình công, có tác dụng đẩy cho áo nở xoè ra khi làm việc.
  • Thân bu lông nở inox là áo nở, khi xiết bulong sẽ có khả năng xoè ra để liên kết giữa bulong nở inox và thành bê tông. Áo nở có chiều dài là 120mm, đường kính thân là 16mm, bước ren là 2mm, đường kính đầu côn là 20mm và phần ren có chiều dài là 58mm
  • Phần bọc ở bên ngoài thân bu lông là áo nở, khi xiết bulông áo nở sẽ xoè ra, nhằm tạo ra lực liên kết giữ thành bê tông và bu lông nở inox. Áo nở có chiều dài là 80mm, chiều dày là 1,2mm và đường kính ngoài thân áo nở là 20mm.
  • Đai ốc M16 còn được gọi là e cu, kích thước cơ bản của đai ốc M16 như sau:
  • Đường kính trong là 16mm, bước ren trong là 2mm, đường kính giác là 24mm (vừa với cờ lê 24), chiều cao giác là 13mm
  • Long đen phẳng có đường kính ngoài là 30mm, đường kính trong là 17mm và có chiều dày là 3mm.
  • Lông đen vênh  là đệm vênh M16 có kích thước cơ bản như sau: đường kính ngoài là 23,5mm, đường kính trong là 16,2mm, chiều dày là 3,5mm.

bu lông nở inox

>>> Tìm hiểu thêm về bulong mạ dacromet

Đặc điểm của bu long nở inox

  • Thi công nhanh gọn và không cần dùng dụng cụ lắp đặt phức tạp
  • Chiều sâu của lỗ không ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt, không cần đa độ sâu của lỗ
  • Khi siết ốc thì không cần dùng cờ lê, để điều chỉnh độ cao thấp thì chỉ cần dùng tay rồi sau đó đóng đinh xuống, tiện lợi hơn so với các loại bulong khác,…
  • Được là bằng thép không gỉ inox nên hạn chế được sự ăn mòn của oxy hoá
  • Do được làm bằng vật liệu inox nên khi đóng xuống chân bulong inox nở sẽ bám chặt vào bê tông giúp chịu được tải lực cao hơn hẳn so với các loại bu lông nở làm bằng chất liệu khác.

Vật liệu cấu tạo của bu lông nở inox

Trên thị trường hiện nay các loại bu lông nở inox thường được cấu tạo từ 4 loại inox chính là inox 201, inox 304, inox 316 và inox 316L

  • Inox 201 là loại vật liệu có giá thành rẻ, khả năng chịu lực tốt, tuy nhiên khả năng chống ăn hoá học hạn chế. Thông thường sử dụng sản phẩm chế tạo từ inox 201 cho những mối ghép có điều kiện làm việc bình thường như bụi bẩn, bụi bẩn.
  • Inox 304 là loại vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay nhờ có những ưu điểm như khả năng chịu lực tốt, khả năng chống ăn mòn hoá học tốt, giá thành hợp lý, sản phẩm có bề mặt sáng bóng mang lại tính thẩm mỹ cao. Bu lông nở inox 304 được sử dụng ở những nơi mà sự ăn mòn hoá học là mối quan tâm thường trực. Giá thành của bu lông được chế tạo từ inox 304 có giá cao hơn bu lông được chế tạo từ inox 201.
  •  Inox 316 là loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn hoá học vượt trội, có thể sử dụng trong điều kiện làm việc tiếp xúc với môi trường hóa chất, nước biển. Vật liệu inox 316 có khả năng chịu lực tương đương với cấp bền 8.8. Và giá thành cũng cao hơn bu long được là từ inox 201 và inox 304.
  • Inox 316L có phần khác biệt với 316, bu lông nở inox 316L được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ có mác thép là SUS316L. L là viết tắt Low – có nghĩa là thấp, thể hiện thành phần Cacbon (C) trong mác thép thấp hơn inox 316. Khả năng chịu lực của inox 316 có phần kém hơn bu lông nở inox 316 một chút.

bu lông nở inox

>>> Tìm hiểu thêm về bulong hóa chất

Ứng dụng của bu lông nở inox 

Để liên kết một vật nặng vào tường bê tông thì phải tạo ra loại bu lông có khả năng chịu lực cao, gọn nhẹ nhưng chống được sự ăn mòn từ môi trường bên ngoài, từ đó bu lông nở inox ra đời. 

Bu lông nở inox được ứng dụng để lắp đặt bản mã/bảng gỗ, cố định chân đế máy móc/trạm tủ điện cao thế, ghế ngồi sân vận động, các kết cấu thép với kết cấu bê tông, liên kết giữa lan can và bê tông, ứng dụng trong xây dựng nhà thép tiền chế, lắp đặt bản điện, các hệ thống giá đỡ hay kết cấu giàn thép không gian với tường bê tông và các công trình,…

Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về bu lông nở inox là gì? để có thể lựa chọn loại bu lông phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *