Thời Điểm Ăn Dặm Tốt Nhất Cho Trẻ Là Vào Lúc Nào? Nguyên Tắc Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách

khi nào cho bé ăn dặm

Ăn dặm là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn cũng đều không tốt cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, các mẹ cần phải xác định được khi nào cho bé ăn dặm là tốt nhất. 

Khi nào nên cho bé bắt đầu ăn dặm?

Trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi là giai đoạn mà sữa mẹ có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ không cần dùng thêm loại thực phẩm nào khác ngoài sữa mẹ. Thế nhưng từ 6 tháng tuổi trở đi, thì sữa mẹ không còn đáp ứng được nhu cầu của trẻ nữa.

Vì vào lúc này, cơ thể của trẻ đã phát triển gần như là gấp đôi so với lúc mới sinh ra. Và lúc này, sữa mẹ chỉ có thể đáp ứng được 70% nhu cầu dinh dưỡng mà trẻ cần. Vì vậy, từ 6 tháng tuổi trở đi cần phải bổ sung thêm dưỡng chất cho bé từ nguồn thực phẩm khác. Và đây chính là giai đoạn tốt nhất cho trẻ ăn dặm.

khi nào nên cho bé ăn dặm

>>> Xem thêm: Top 9 Cách Đối Phó Với Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 Mà Cha Mẹ Nào Cũng Nên Biết

Cho trẻ ăn dặm sớm hoặc muộn sau 6 tháng tuổi có tốt không?

6 tháng tuổi là một cột mốc hoàn hảo để trả lời cho câu hỏi khi nào cho con ăn dặm. Thế nhưng cũng có những trường hợp các mẹ cho con ăn dặm sớm hoặc trễ hơn thì sao? Hãy cùng xem tiếp các phân tích sau đây nhé!

Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi), lúc này cơ thể bé thể tiêu hóa chất bột. Điều này dẫn đến tình trạng chán sữa mẹ. Và trẻ cũng sẽ bú ít đi khiến cho cơ thể bé bị thiếu hụt dưỡng chất quan trọng có trong sữa mẹ. Từ đó làm giảm sức đề kháng, có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, nếu ăn dặm quá sớm hệ chưa hóa chưa được hoàn thiện sẽ khiến cho bé dễ bị dị ứng thực phẩm. Từ đó dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Và nghiêm trọng hơn hết đó chính là gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.

Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm sau 6 tháng, tức là ăn dặm muộn thì sẽ khiến trẻ bị đứng cân. Hoặc thậm chí bị tăng trưởng chậm. Vì sau 6 tháng tuổi, cơ thể của bé cần thêm dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác. Nếu không được cho ăn dặm đầy đủ, trẻ sẽ bị còi cọc và tăng trưởng chậm. 

Đồng thời, ở giai đoạn này, cơ thể trẻ sẽ bị thiếu sắt nếu chỉ hấp thụ lượng sắt có từ sữa mẹ. Do đó, ăn dặm sẽ giúp cung cấp một lượng sắt mà cơ thể trẻ đòi hỏi. Nếu cơ thể thiếu sắt thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Và điều này gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

>> Xem thêm: 

Uống Trà Tắc Mật Ong Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe

Cách làm yến chưng hạt sen đường phèn kích thích bé ăn ngon

Dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm:

  • Bé thường xuyên có cảm giác đói
  • Bé bị mất ngủ nhiều đêm
  • Dựa vào ánh mắt thèm thuồng mỗi khi các mẹ nấu ăn hoặc khi cả nhà đang ăn cơm
  • Các mẹ có thể nhận ra trẻ có muốn ăn dặm hay chưa bằng cách dùng 1 chiếc thìa đưa vào gần miệng bé. Nếu bé đã sẵn sàng ăn dặm thì bé sẽ cố gắng mở miệng ra. Còn nếu bé chưa sẵn sàng thì theo tự nhiên, bé sẽ đẩy thìa ra.
  • Trẻ sẽ nhanh tay chụp lấy đồ ăn mỗi khi có cơ hội được tiếp cận với thức ăn

khi nào cho bé bắt đầu ăn dặm

Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm thì các mẹ cần phải lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

  • Ăn dặm từ ít đến nhiều

Trong giai đoạn đầu khi mới tập cho bé ăn dặm thì nên cho bé ăn từng chút một. Từ 1 – 3 bữa đầu tiên thì chỉ nên cho bé ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Và sau đó tăng dần lượng thức ăn lên để dạ dày và hệ tiêu hóa của bé có thể thích nghi.

Với những ngày đầu tiên thì chỉ nên cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần với việc ăn thức ăn thì mới tăng lên 2 bữa/ngày. Đồng thời cũng tăng thêm các bữa ăn phụ nhu8 sữa chua, hoa quả, váng sữa…

  • Ăn dặm từ lỏng đến đặc

Từ khoảng 1 – 3 ngày đầu tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn bột loãng. Những ngày sau đó thì tăng dần độ đặc của bột lên. Và độ thô của thức ăn nên được tăng dần từ bột loãng, bột đặc, đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… 

Đồng thời, khi vừa bắt đầu giai đoạn ăn dặm thì chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt. Vì lúc này trẻ mọc răng rất ít hoặc chưa mọc răng. Và độ cứng cũng như độ thô của thức ăn cũng sẽ tăng dần lên để trẻ có thể thích nghi và có thể ăn được các loại thức ăn như của người lớn.

  • Thức ăn dặm phải được chế biến đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh

Từ giai đoạn từ 6 – 8 tháng tuổi thì chỉ nên cho trẻ tập ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Nhưng từ tháng thứ 9 trở đi, cơ thể của bé cần đủ 4 nhóm thức ăn: gạo; thịt trứng; cá, tôm, cua; rau củ và một ít dầu hoặc mỡ… Đồng thời nên bổ sung thêm các loại hoa quả để cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể. Vitamin sẽ giúp cho bé mau lớn, phát triển tốt và khỏe mạnh hơn. Khi chế biến đồ ăn dặm cho bé cần phải lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh và có nguồn gốc rõ ràng.

>>> Xem thêm: Bạn Có Biết – Cách Nhận Biết Mật Ong Nguyên Chất Hay Pha Tạp Chất?

Lựa chọn thời điểm phù hợp để bắt đầu cho con ăn dặm là rất cần thiết. Hy vọng rằng với những chia sẻ của Sức Khỏe Sắc Đẹp sẽ giúp cho các mẹ có nhiều kiến thức hơn trong vấn đề ăn dặm của bé nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *